Viện Bảo Vệ Thực Vật

Thứ ba - 02/05/2023 22:12 79 0
Viện có 117 cán bộ trong biên chế, trong đó có: 27 Tiến sĩ; 65 Thạc sĩ; 22 Đại học và 3 nhân viên kỹ thuật phục vụ.

1. Viện Bảo vệ thực vật được thành lập theo điểm"c" Khoản "1" Điều 2 của Quyết định số: 220/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
2. Viện Bảo vệ thực vật là đơn vị sự nghiệp khoa học, trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về dịch hại và sinh vật có ích trên cây trồng nông lâm nghiệp, các đối tượng kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật trên phạm vị cả nước. Trụ sở của Viện đặt tại Phường Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ:

1. Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dài hạn, năm năm và hàng năm trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực:

a) Điều tra cơ bản về sinh vật gây hại, sinh vật có ích, xây dựng quỹ gen về sinh vật trong bảo vệ thực vật; bảo quản và xây dựng bộ mẫu chuẩn quốc gia về côn trùng, bệnh hại, cỏ dại, vi sinh vật nông nghiệp, ký sinh thiên địch;
b) Nghiên cứu sâu bệnh, bệnh, cỏ dại và các dịch hại khác hại cây Nông Lâm nghiệp và giải pháp phòng trừ;
c) Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật;
d) Nghiên cứu độc lý, dư lượng, phát triển thuốc bảo vệ thực vật và giải pháp sử dụng theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường;
đ) Nghiên cứu và xác định các đối tượng kiểm dịch thực vật;
e) Nghiên cứu đánh giá nguy cơ và quản lý dịch hại phục vụ sản xuất nông sản an toàn;
f) Tham gia nghiên cứu chọn tạo giống chống chịu sâu bệnh có năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ cho các vùng sinh thái của cả nước.

3. Thực hiện khảo, kiểm nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
4. Thực hiện chức năng khuyến nông, khuyến lâm về bảo vệ thực vật;
5. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật với các tổ chức trong nước theo quy định của Nhà nước.
6. Hợp đồng liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực Bảo vệ thực vật với các tổ chức trong nước theo quy định của pháp luật.
7. Sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
8. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân thực, kinh phí, tài sản được giao đúng quy định của pháp luật

Tác giả bài viết: Viện ISATS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển dụng
VinaCert - Tuyển dụng nhân sự
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây