Thị trường tín chỉ Carbon đóng góp gì cho Chống biến đổi khí hậu và Giảm phát thải ở Việt Nam

Thứ tư - 14/06/2023 12:21 144 0
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Các thảm họa thiên nhiên và sự thay đổi của thời tiết đang gây ra rủi ro lớn cho người dân, ngành nông nghiệp và cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Nhận thức được sự cấp thiết của việc phải thực thi các hành động đối phó với biến đổi khí hậu, những năm gần đây các cơ quan chuyênngành của Việt Nam đã quan tâm đầu tư nhiều nhân lực và vật lực để đẩy mạnh công tác chống biến đổi khí hậu.Liên quan đến vấn đề này, Đặc san Địa lý môi trường đã phỏng vấn Chuyên gia Đặng Trường Giang - Trưởng ban Đánh giá Carbon, ISATS để làm rõ hơn.

Các câu hỏi trong bài phỏng vấn

- Xin Ông cho biết thêm về hiện trạng biến đổi khí hậu hiện nay?
- Thưa Ông, hậu quả và những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu là gì?
- Vậy đâu là nguyên nhân làm tăng lượng khí thải?
- Chúng ta đã thực hiện những hành động nào nhằm chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải?
- Như Ông vừa cho biết, có thể giảm lượng khí thải thông qua thị trường tín chỉ Carbon. Vậy thị trường tín chỉ Carbon là gì?
- Vậy, thị trường tín chỉ Carbon sẽ đóng góp gì cho chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải? - Tại sao cần có thị trường Carbon, thưa Ông?
- Việt Nam cần xây dựng và phát triển thị trường Carbon như thế nào?  Và làm thế nào chúng ta có thể tận dụng thị trường Carbon tự nguyện?
- Việt Nam đã làm những gì để hiện thực hóa thị trường Carbon?

-    Xin Ông cho biết thêm về hiện trạng biến đổi khí hậu hiện nay?

Hiện nay, tình trạng sử dụng nhiên liệu hóathạch, chăn nuôi gia súc, chặt phá rừng đềuđang vượt ngưỡng dẫn đến ngày càng ảnh
hưởng đến sự đột biến của khí hậu và nhiệt độ Trái Đất. Điều này làm tăng hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Khí trong bầu khí quyển hoạt
động giống như trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn không cho nó rò rỉ trở lại không gian và gây ra sự nóng lên toàn cầu.
Nhiều loại khí nhà kính vốn xảy ra một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng số lượng của các loại khí này trong khí quyển, như khí Carbonic (CO2), mê-tan, nitơ oxit, khí flo hóa. 
CO2 do các hoạt động của con người tạo ra là nguyên nhân lớn nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đến năm 2020, hàm lượng của nó trong khí quyển đã tăng lên 48% so với mức trước công nghiệp (trước năm 1750). Khác với CO2, các khí nhà kính khác được thải ra bởi các hoạt động của con người với số lượng nhỏ hơn. Điển hình, mê-tan là khí nhà kính mạnh hơn CO2 nhưng có thời gian tồn tại trong khí quyển ngắn hơn. Hay như Oxit nitơ là một loại khí nhà kính tồn tại lâu dài tích tụ trong khí quyển qua nhiều thập kỷ đến nhiều thế kỷ. Các chất gây ô nhiễm không khí gây hiệu ứng nhà
kính, có tác dụng làm nóng và làm mát khác nhau và cũng liên quan đến các vấn đề khác như làm giảm chất lượng không khí.
Các nguyên nhân tự nhiên, chẳng hạn như những thay đổi về bức xạ mặt trời hoặc hoạt động núi lửa, được ước tính đã đóng góp ít hơn cộng hoặc trừ 0,1°C vào sự nóng lên toàn bộ từ năm 1890 đến năm 2010.

Trở lại danh mục

-    Thưa Ông, hậu quả và những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu là gì?

Biến đi khí hậu là một mối đe dọa rất nghiêm trọng và hậu quả của nó tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của chúng ta. Hậu quả tự nhiên: Làm gia tăng nhiệt độ; hạn hán và cháy rừng; suy giảm chất lượng và trữ lượng nguồn nước ngọt; gây ra tình trạng lũ lụt, nước biển dâng; đe dọa đến sự đa dạng sinh học; ảnh hưởng đến môi trường đất đai, môi trường nước tại các sông, hồ nước và môi trường đại dương.
Hệ lụy xã hội: Sức khỏe con người suy giảm; dân số dễ bị tổn thương; tác động trực tiếp tới sinh kế của phần lớn người lao động.
Các mối đe dọa đối với doanh nghiệp: Gây thiếu hụt nguồn năng lượng để tổ chức sản xuất; suy giảm nguồn nguyên liệu cũng như môi trường phát triển của các ngành nghề liên quan đến nông - lâm nghiệp; đồng thời, gia tăng các chi phí liên quan đến bảo hiểm vật chất của doanh nghiệp và các vấn đề khác. Ngoài ra, hậu quả của những tác động tiềm tang từ biến đổi khí hậu còn gây ra các vấn đề về ranh giới lãnh thổ quốc gia.

Trở lại danh mục

-    Vậy đâu là nguyên nhân làm tăng lượng khí thải?

Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu gồm một chuỗi những hành động kéo dài và chưa được kiểm soát tốt như: Tiêu thụ than, dầu và khí đốt tạo ra Carbon dioxide và oxit nitơ, đặc biệt là việc chặt phá rừng. Cần biết rằng, cây xanh giúp điều hòa khí hậu bằng cách hấp thụ CO2 từ khí quyển. Vậy nên khi mật độ cây xanh/ diện tích rừng bị giảm xuống, kéo theo tỷ lệ thuận của lượng được hấp thụ là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
Bên cạnh đó, hoạt động chăn nuôi gia súc với quy mô lớn như hiện nay cũng làm phát thải một lượng lớn khí mê-tan. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ các khí flo hóa được thải ra từ các thiết bị và sản phẩm sử dụng các khí này. Những khí thải như vậy có hiệu ứng nóng lên rất mạnh, lớn hơn tới 23.000 lần so với CO2.

Trở lại danh mục

-    Chúng ta đã thực hiện những hành động nào nhằm chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải?

Vì mỗi tấn CO2 thải ra đều góp phần vào sự nóng lên toàn cầu nên tất cả các biện pháp giảm phát thải ít nhiều đều góp phần làm chậm quá trình này. Để ngăn chặn hoàn toàn sự nóng lên toàn cầu, đồng nghĩa với lượng khí thải CO2 phải đạt mức bằng “0” trên toàn thế giới. Ngoài ra, việc giảm phát thải các loại khí nhà kính khác, chẳng hạn như khí mê-tan, cũng có thể có tác động mạnh mẽ đến thực tế này, đặc biệt là trong ngắn hạn.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả các khu vực trên thế giới. Băng ở hai cực đang tan chảy và nước biển dâng cao. Ở một số vùng, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và lượng mưa đang trở nên phổ biến hơn trong khi những vùng khác đang trải qua những đợt nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt hơn. 
Chúng ta cần hành động vì khí hậu ngay bây giờ, nếu không, những tác động này sẽ chỉ tăng lên. Thích ứng với biến đổi khí hậu đồng nghĩa với hành động để điều chỉnh các tác động hiện tại và tương lai của nó. Hệ thống giao dịch phát thải, một hệ thống “giới hạn và giao dịch” để giảm lượng khí thải thông qua thị trường tín chỉ Carbon.

Trở lại danh mục

-    Như Ông vừa cho biết, có thể giảm lượng khí thải thông qua thị trường tín chỉ Carbon. Vậy thị trường tín chỉ Carbon là gì?

Gần đây tôi đã khám phá những câu hỏi liên quan chủ đề này tại một số diễn đàn với các chuyên gia đầu ngành ở Châu Á và Châu Âu. Dưới đây là một số hiểu biết mà chúng tôi đã thảo luận:
Có hai thị trường tín chỉ Carbon: Chương trình tuân thủ bắt buộc và Chương trình tự nguyện.
 Các thị trường tín chỉ Carbon bắt buộc thể hiện một cách tiếp cận dựa trên thị trường để giảm lượng khí thải Carbon, chẳng hạn như cơ chế biên giới Carbon Châu Âu, thị trường tín chỉ Carbon Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Mỹ và Châu Phi.
Thị trường tín chỉ Carbon tự nguyện là thương mại tín dụng Carbon tự nguyện, còn được gọi là bù đắp. Các doanh nghiệp thúc đẩy thị trường tín chỉ Carbon tự nguyện bằng cách tự nguyện mua bù đắp tín chỉ Carbon mà không có mục đích sử dụng cho các mục đích tuân thủ mà chỉ được thúc đẩy bởi các mục tiêu cân bằng phát thải.

Trở lại danh mục

-    Vậy, thị trường tín chỉ Carbon sẽ đóng góp gì cho chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần biết rằng, việc thu hồi, sử dụng và lưu trữ tín chỉ Carbon, giảm lượng khí thải vốn dĩ là chưa đủ. Chúng ta còn phải thu giữ Carbon đã có trong khí quyển.
Chu trình Carbon bền vững, Carbon là nguyên tử của sự sống, của xã hội và nền kinh tế của chúng ta. Nó là một phần trong DNA của chúng ta, thực phẩm chúng ta ăn, sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, nhiên liệu cung cấp năng lượng cho nhà cửa, xe cộ và nhà máy của chúng ta, vật liệu chúng ta sử dụng để xây dựng các thành phố của mình.
Rừng và nông nghiệp, rừng và trang trại là nền tảng trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu.
Bảo vệ tầng ozon, tại sao tầng ozone lại quan trọng và chúng ta đang làm gì để bảo vệ nó.
Chương trình biến đổi khí hậu Châu Âu, được thành lập vào năm 2000 để giúp xác định các chính sách tốt nhất để cắt giảm khí thải nhà kính và ở Mỹ là năm 1990.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất năm 1992 tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil, các đại biểu của Nhật Bản lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về một tổ chức phi chính phủ/chuyên gia tư vấn độc lập để nghiên cứu và vận động chính sách môi trường. Điều này dẫn đến việc thành lập Trung
tâm Môi trường và Xã hội bền vững Nhật Bản vào tháng 6/1993. Không phát thải ròng vào năm 2050 là một mục tiêu thực tế, đối với Việt Nam đó là một thách thức. Xây dựng tương lai ít Carbon này sẽ đòi hỏi nhiều thứ, bao gồm cả sự táo bạo, giải pháp mới, đầu tư và hợp tác.
Để giúp biến tương lai này thành hiện thực, chúng ta cần hợp tác với các tổ chức trong các dự án năng lượng ít Carbon khác nhau. Một số dự án ở Việt Nam bao gồm các chiến lược về môi trường, xã hội và quản trị, xây dựng thể chế, xây dựng thị trường Carbon, triển khai các hệ thống lưu trữ năng lượng, áp dụng công nghệ xanh, khu công nghiệp xanh, nhiên liệu xanh như xe điện, điện gió, điện mặt trời…

Trở lại danh mục

-    Tại sao cần có thị trường Carbon, thưa Ông?

Các điều khoản của thỏa thuận Paris nêu rõ tầm quan trọng của thị trường Carbon. Sau sáu năm đàm phán, các quốc gia tại COP26 đã đồng ý về các quy tắc mới đưa ra khuôn khổ quản trị quốc tế để triển khai thị trường Carbon. Nội dung trên nhằm tìm cách làm sáng tỏ một số vấn đề phức tạp xung quanh cấu trúc thị trường Carbon mới và xem xét cách các cơ chế mới có thể thúc đẩy đầu tư vào các dự án năng lượng sạch và giảm phát thải. Mặc dù các quy tắc này tác động đến các thị trường bắt buộc, nhưng chúng cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến các thị trường tự nguyện nơi các chủ thể tư nhân trao đổi tín chỉ Carbon để đáp ứng các mục tiêu cân bằng và giảm lượng phát thải của họ. Trên toàn thế giới, điều này đã làm dấy lên các câu hỏi và cuộc tranh luận, bao gồm cả "Điều này có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp?" và "Thị trường Carbon có thể giúp chúng tôi đạt được những đóng góp trong Thỏa thuận Paris không?"
Đối với Việt Nam, thị trường Carbon có thể giúp chúng ta duy trì khả năng phục hồi và tạo ra các nguồn tăng trưởng kinh tế mới để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.

Trở lại danh mục

-    Việt Nam cần xây dựng và phát triển thị trường Carbon như thế nào?  Và làm thế nào chúng ta có thể tận dụng thị trường Carbon tự nguyện?

Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, chúng ta cần tận dụng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyên môn cần thiết nhằm mở ộng quy mô cung cấp thêm các dự án trung hòa Carbon chất lượng cao. Nếu được sử dụng một cách có trách nhiệm, thị trường Carbon tự nguyện có thể giúp cung cấp khoản đầu tư này. Bằng cách cung cấp các thị trường Carbon tự nguyện, chúng ta có thể tạo ra một thị trường cho các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức phát thải nhiều trong lĩnh vực luyện thép, chất thải, chất thải rắn, dầu mỏ, khí đốt và hóa chất, giao thông, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để đổi các khoản bù đắp Carbon của họ lấy đầu tư dự án năng lượng Carbon thấp, chất lượng cao. Khai thác thị trường này có tiềm năng trở thành một công cụ mạnh mẽ để đẩy nhanh quá trìnhchuyển đổi năng lượng trong khi chúng ta hướng tới một tương lai phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Nó có thể trao quyền cho các tổ chức trong quá trình chuyển đổi và đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững của họ.
Làm cho điều này thành công lâu dài, chúng ta phải thiết kế thị trường này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, giao dịch Carbon như một loại hàng hóa có lợi cho những người phát thải nhiều để kiểm soát các dự án đầu tư của họ thay vì trả thuế Carbon. Tại Việt Nam, thị trường Carbon tự nguyện vẫn còn sơ khai. Một thách thức là thiếu quản trị, thể chế và các tiêu chuẩn có sẵn trong lĩnh vực này, các tổ chức Nhà nước và doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho các khoản đầu tư của họ. Một thách thức khác là kế toán Carbon. Khi các tổ chức định lượng lượng khí thải nhà kính của ọ, làm thế nào để họ định lượng tác động của chúng và liệu các tổ chức có tính đến cùng một khoản bù đắp Carbon hay không, dữ liệu về lượng khí thải? Điều này có đặt ra câu hỏi, “Liệu thị trường Carbon có thể tạo ra kẽ hở lớn cho các tổ chức phát thải lớn nhất không?”.
Những thách thức này cho thấy nhu cầu về tính minh bạch và liêm chính trong khi thị trường này phát triển. Các thị trường tự nguyện có một vai trò quan trọng trong bộ công cụ trung hòa Carbon của chúng ta, đó là lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và môi trường. Họ có thể đẩy nhanh các dự án năng lượng tái tạo, tạo thêm doanh thu giảm phát thải và nâng cao khả năng thương mại của dự án. Thị trường này có thể đóng một vai trò thiết yếu trong việc mở khóa quá trình trung hòa Carbon bằng các khoản đầu tư phù hợp cho phép các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ các dự án ít Carbon và xây dựng một tương lai bền vững cho Việt Nam.

Trở lại danh mục

-    Việt Nam đã làm những gì để hiện thực hóa thị trường Carbon?

Việt Nam đã bước đầu tiến hành hỗ trợ các nỗ lực xây dựng thị trường Carbon thử nghiệm vào năm 2025 và chính thức hoạt động năm 2027, hiệu quả và minh bạch. Sáng kiến quan trọng của nó liên quan đến việc thiết lập một nền tảng dành cho các tổ chức để giao dịch các khoản tín chỉ hay tín dụng Carbon chất lượng. Nền tảng này được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu và hướng dẫn các nhà đầu tư điều hướng thị trường mới này.
Trọng tâm của quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam phải là sự toàn vẹn về môi trường. Trong cuộc đua phát thải ròng bằng “0”, chúng ta phải xem xét những cách thức mới để đẩy nhanh sự thay đổi này và đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra công bằng với con người và môi trường.
 

Xin trân trọng cảm ơn Ông !


Trở lại danh mục

 

Tác giả bài viết: Viện - ISATS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển dụng
VinaCert - Tuyển dụng nhân sự
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây